MỚI NHẤT ♡ CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI WEBSITE CHÍNH THỨC CỦA TMV ETHICS.
Logo Ethics

Những điều cần biết về phương pháp nâng sa trễ âm đạo

Sa trễ âm đạo thường gặp ở những trường hợp chị em/ phụ nữ lớn tuổi hay những chị em đã trải qua sinh nở nhiều lần. Sa trễ âm đạo nếu không được khám chữa kịp thời còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu về phương pháp nâng sa trễ âm đạo cùng thẩm mỹ Ethics qua bài viết này:

SA TRỄ ÂM ĐẠO LÀ GÌ?

Sa trễ âm đạo hay còn gọi là sa tử cung (sa dạ con) đây là tình trạng các cơ ở sàn chậu bị kéo căng và suy yếu, điều này hỗ trợ cho việc khiến tử cung có thể di chuyển và tụt vào bên trong âm đạo. 

Tình trạng này kéo dài có thể làm rút ngắn chiều dài thành âm đạo, hay thậm trí là sa xuống đủ để nhô ra ngoài cửa thành âm đạo. 

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG SA TRỄ ÂM ĐẠO

Nguyên nhân của việc sa sinh dục xuất phát từ việc: 

– Chị em sinh nở quá sớm. 

– Các chị em sinh nở nhiều lần trong vòng 1 – 2 năm. 

Không được đỡ đẻ đúng kỹ thuật. 

– Sau khi sinh nở không có quá trình nghỉ dưỡng mà lao động nặng ngay lập tức. 

– Chị em thiếu chất sau sinh. 

Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể gây nên tình trạng các dây chằng ở tử cung và các cơ vùng đáy chậu bị giãn, suy yếu và thậm chí là bị rách làm cho các cơ không còn đủ sức để giữ tử cung ở vị trí cũ. 

CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT SA TRỄ ÂM ĐẠO

Đối với những chị em sa trễ âm đạo ở mức độ nhẹ có thể rất khó để nhận biết điều này, ngoại trừ việc cảm thấy âm đạo căng phồng, đau nhức do căng ở các dây chằng treo tử cung. 

Tuy nhiên, nếu tử cung trượt ra khỏi vị trí xa hơn biểu hiện sẽ rõ ràng hơn khi cơ quan các vùng chậu khác bị gây áp lực và các triệu chứng rõ ràng để nhận biết nhất là: 

– Nặng nề và có áp lực ở vùng chậu. 

– Cảm thấy khối phồng và có thể nhìn thấy. 

– Ra dịch bất thường hoặc tiết nhiều dịch ở vùng âm đạo. 

– Đau ở vùng xương chậu, bụng dưới hoặc lưng. 

– Có thể gặp các vấn đề như không tự chủ được đường tiết niệu, đi tiểu thường xuyên, tiểu són. 

– Khó khăn và đau đớn khi quan hệ. 

– Giảm cảm giác tình dục. 

Các triệu chứng này có thể trở nên tệ hơn khi chị em thường xuyên phải vận động nặng cũng như đi bộ hoặc đứng trong một thời gian dài. 

ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ THỂ GẶP TÌNH TRẠNG SA TRỄ ÂM ĐẠO? 

– Phụ nữ từ độ tuổi 25 trở đi, dù chưa sinh nở nhưng có thể trạng yếu ớt cũng có khả năng xảy ra tình trạng sa trễ âm đạo. 

– Các chị em thường xuyên phải làm việc trong tư thế đứng hoặc gánh vác nặng nhọc gây áp lực ổ bụng lên đáy chậu. 

– Chị em đi làm quá sớm sau thời kì sinh nở. 

– Sinh nở nhiều lần và không được đỡ đẻ đúng kỹ thuật. 

– Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh các hormon của chị em sẽ ngừng sản sinh ra estrogen mà đây lại là hormon đặc biệt giúp giữ cho các cơ sàn chậu được khỏe mạnh. Vậy nên nếu cơ sàn chậu kém săn chắc có thể dẫn đến tình trạng sa trễ âm đạo. 

CÁC CẤP ĐỘ SA TRỄ ÂM ĐẠO

Tình trạng sa trễ âm đạo được chia theo từng cấp độ để có thể đo lường tình trạng qua từng cấp độ, các mức độ sa trễ âm đạo bao gồm: 

Cấp độ 1: Tử cung nằm nửa trên của âm đạo hoặc đã sa xuống đến lỗ âm đạo. 

Cấp độ 2: Tử cung đã trượt xuống và nhô ra bên ngoài âm đạo phần lần. 

Cấp độ 3: Tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, đây cũng là giai đoạn nặng nhất trong các cấp độ. 

Các cấp độ sa trễ âm đạo

Các cấp độ sa trễ âm đạo

Nếu sa tử cung không được điều trị kịp thời cũng có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu như cản trở ruột và bàng quang, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục của chị em. 

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SA TRỄ ÂM ĐẠO

Đối với trường hợp sa trễ âm đạo cấp độ 1: Chị em có thể khắc phục bằng cách tập bài tập kegel để làm chắc khỏe cơ vùng chậu. Cách thực hiện bài tập như sau: 

– Tập co thắt âm đạo như khi đang nhịn tiểu. 

– Cố gắng tập động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Có thể giúp tăng cường mạnh các cơ sàn chậu. Đây có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết trong những trường hợp sa tử cung nhẹ. Và thực hiện bài tập từ 3 – 6 lần/ ngày. 

Lưu ý: không nên co cơ mông, bụng, chân và lưng khi tập các bài tập kegel. 

Đối với các trường hợp sa trễ âm đạo cấp độ 2: Nếu chỉ sa trễ âm đạo ở trường hợp này có thể phẫu thuật làm lại thành âm đạo và nâng sa trễ. 

Ở với các trường hợp nặng hơn như cấp độ 3: Khi mà tử cung đã sa hẳn ra bên ngoài âm đạo, thì bác sĩ sẽ thăm khám và dựa theo tình trạng cụ thể để đưa ra biện pháp. Nếu sa tử cung – cổ tử cung thì cần phải phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo và làm lại thành âm đạo. 

CHĂM SÓC SAU NÂNG SA TRỄ ÂM ĐẠO

Ngày 1: 

– Vệ sinh: sau mỗi lần đi vệ sinh, lấy gạc thấm nước muối sinh lý lau rửa, đồng thời thấm Betadine phụ khoa sát khuẩn lại. 

– Giữ nguyên miếng gạc đặt bên trong âm đạo. 

– Nghỉ ngơi, thư giãn

Ngày 2: 

– Tháo gạc Betadine đặt bên trong âm đạo. 

– Vệ sinh vết khâu bằng nước muối sinh lý và Betadine phụ khoa sau khi tháo gạc và sau mỗi lần đi vệ sinh (cố gắng để vùng kín khô ráo). 

– Uống thuốc theo đơn và nghỉ ngơi. 

Những ngày tiếp theo làm giống với quy trình của ngày thứ 2 cho đến khi “vùng kín” bình phục hoàn toàn. 

Lưu ý: Chế độ chăm sóc cần kết hợp với kiêng cữ để chị em có thể mang về kết quả như ý sau khi phẫu thuật. 

– Kiêng rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, hải sản trong 1 tháng rượu bia và đồ cay nóng từ 2-3 tháng. 

– Đi lại nhẹ nhàng, hạn chế lên xuống cầu thang, vận động mạnh, tránh đi lại nhiều trong 1-2 ngày đầu. 

– Kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vùng phẫu thuật hoàn toàn bình phục. 

Hầu hết các trường hợp sa trễ âm đạo sau khi điều trị và phẫu thuật đều đạt hiệu quả và trả về cho chị em kết quả ưng ý nhất. Nhưng sa trễ âm đạo vẫn có thể tái phát lại đối với một số trường hợp sa trễ âm đạo quá nặng hay do chỉ số cân nặng tăng cao hoặc vận động quá nặng. Vậy nên, chị em cần lưu ý và đọc rõ bài viết trên để tránh trường hợp sa trễ âm đạo quay trở lại. 

THẨM MỸ VIỆN ETHICS